Gót chân Asin của Trung Quốc
Tác giả: Dương Danh Dy
Sau 30 năm tiến hành cải cách, mở cửa, Trung Quốc đã thu được những thành tựu rất to lớn không ai có thể phủ nhận nhưng cũng còn nhiều vấn đề. Siêu cường thứ hai cũng có gót chân Asin của mình - nhà nghiên cứu Dương Danh Dy.
Trong cuộc phát triển có thể nói là nhanh như vũ bão chưa từng có ấy, Trung Quốc hiện đang đứng trước nhiều vấn đề, nhiều tồn tại lớn, không thể giải quyết trong một sớm một chiều, mà nếu xử lý không tốt, hoặc khi khí hậu, tình hình quốc tế có những diễn biến đột xuất, có thể phát sinh những chuyện khó lường.
Những tồn tại, những vấn đề, những số liệu, những nhận định dưới đây đều lấy từ những tài liệu công khai của Trung Quốc hoặc của những tờ báo, hãng thông tấn nước ngoài có uy tín, nhằm giúp người đọc hiểu thêm "mặt trái" của Trung Quốc, một mặt mà trong thời gian qua vì nhiều lý do chúng ta đã không chú ý, hoặc không muốn, hay ngần ngại không đề cập tới.
Người viết hoàn toàn không có ý định hạ thấp hoặc nói xấu đối với người bạn lớn phương Bắc của chúng ta, người - mặc dù vẫn tự xưng là nước đang phát triển - nhưng thực ra đã là siêu cường thứ hai trên thế giới rồi.
Tuy vậy, cần thấy rằng dù đã là siêu cường thứ hai, nhưng không phải là người khổng lồ đó không có gót chân Asin.
Người viết còn muốn nói thêm rằng, do cùng từ nền kinh tế kế hoạch tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (hay kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa), Trung Quốc lại tiến hành cải cách trước, nên một số việc làm chưa tốt hay tồn tại của họ, nếu biết nghiêm túc, khôn ngoan... rút kinh nghiệm thì có thể là những bài học có ích.
---Còn có thể nhặt thêm một số tồn tại nữa trong báo cáo trên, nhưng có lẽ như vậy cũng đã tương đối đủ.
Trước hết phải nói rằng, những nhận xét đánh giá trên của TW Đảng Cộng sản Trung Quốc là tương đối chính xác, đúng mức và có phần "dũng cảm", vì họ đã dùng đến những từ như "trả giá quá lớn...", "phát triển tụt hậu", "khá nghiêm trọng", "cơ bản vẫn chưa xoay chuyển được","sức ép vẫn tồn tại lâu dài" v.v.. Nhưng nếu đi sâu vào vấn đề, sẽ thấy những nhận định đánh giá đó còn chưa cụ thể, chưa đủ độ sâu, chưa nói hết được những nguy cơ tiềm ẩn. Dưới đây là những vấn đề cụ thể: Ăn vào tài nguyên của con cháu Để đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành công nghiệp, mỗi năm Trung Quốc cần một lượng nguyên vật liệu khổng lồ. Dù có dự trữ nhưng một số năng lượng, nguyên vật liệu thiết yếu đã có dấu hiệu cạn kiệt.Từ năm 1993, Trung Quốc đã từ nước xuất khẩu dầu mỏ trở thành nuớc nhập khẩu dầu mỏ với số lượng ngày càng lớn. Năm 2004 nhập khẩu 120 triệu tấn, năm 2005 nhập khẩu 136 triệu tấn (trên tổng lượng tiêu thụ là 317 triệu tấn), năm 2006 nhập khẩu 145,18 triệu tấn, năm 2007 nhập gần 200 triệu tấn (trong khi dự kiến trước đó là đến năm 2010 mới phải nhập 160 triệu tấn). Lượng nhập khẩu dầu đã nhiều hơn lượng sản xuất trong nước và tốn một lượng ngoại tệ là 96,2 tỷ USD. Lượng tiêu dùng dầu mỏ của Trung Quốc đã đứng thứ hai trên thế giới (sau Mỹ, và đã vượt Nhật).
Khi một nước mỗi năm phải nhập khẩu trên 100 triệu tấn dầu là có nguy cơ về an ninh quốc gia, nếu thế giới hoặc khu vực nhập khẩu chính có sự kiện đột biến. Hơn nữa, cần chú ý là 50% lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc đến từ Trung Đông, 25% từ châu Phi, 15% từ Đông Nam Á. 80% lượng dầu nhập khẩu đều phải qua eo biển Malacca (dễ bị người ta "phong toả" khi có chuyện) trong khi của Mỹ lượng dầu nhập khẩu có tới 3/4 là từ Canada, Mexico, Venezuela... (với Mỹ là an toàn trong vận chuyển hơn nhiều). Ngoài ra 90% lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc phải vận chuyển bằng tầu chở dầu nước ngoài, và một tồn tại lớn là đến nay Trung Quốc hầu như chưa có kho chứa dầu dự trữ. Cũng phải nói thêm, ở những nước tiên tiến như Nhật Bản, khi kinh tế tăng trưởng 100 điểm thì tiêu hao dầu mỏ mới tăng 10 điểm, trong khi của Trung Quốc là kinh tế tăng 100 điểm thì tiêu hao dầu mỏ phải tăng tới 80 điểm! Qua đó có thể thấy trong tương lai gần, lượng nhập dầu mỏ của Trung Quốc còn tăng hơn nữa. Đứng trước mấy vấn đề: tìm cho được và bảo đảm nguồn cung cấp dầu mỏ cũng như bảo đảm đường vận chuyển, Trung Quốc đã chạy vạy khắp nơi tìm nguồn (Trung Đông, Châu Phi, Châu Mỹ Latinh..) ra sức đầu tư bằng mọi cách, nhiều khi bấp chấp áp lực chính trị (vấn đề Dafur ở Sudan, quan hệ với chính quyền quân sự Myanmar v.v..) Trung Quốc cũng thiếu nhiều loại kim loại mầu. Qua việc thương nhân Trung Quốc săn lùng mua than, quặng kim loại các loại, một số nguyên, vật liệu.. cũng như hăng hái tìm cách đầu tư vào lĩnh vực này ở nước ta càng thấy rõ thêm vấn đề. Có người Trung Quốc đã cảm khái thốt lên: "chúng ta đã và đang ăn vào tài nguyên của đời con, đời cháu."Sông Hoàng Hà ô nhiễm. Ảnh AP |
Số rác thải của Trung Quốc hàng năm của Trung Quốc đã gia tăng với tốc độ trên 10%/năm cao hơn số trung bình cao nhất thế giới 1,5%. Tổng lượng rác thải trong các thành phố của Trung Quốc hàng năm đã gần tới 150 triệu tấn.
Trung Quốc được coi là đất nước bị rác rưởi bao vây nghiêm trọng nhất thế giới. Trong hơn 600 đô thị lớn nhỏ của Trung Quốc thì 2/3 thành phố lớn bị rác rưỏi bao vây,1/4 thành phố không có bãi rác hợp lệ. Chỉ có 50% số rác thành phố là được xử lý (nguồn Đại kỷ nguyên ngày 19/7/2009)
Phải chăng, những thuyết minh cụ thể trên đã nói lên tương đối đầy đủ và sâu sắc thêm ý nghĩa của câu "phải trả giá quá lớn"? Những tầng lớp bị bỏ bên lềTrung Quốc tiến hành cải cách ở nông thôn trước bằng việc thực hiện khoán sản lượng tới hộ. Do được làm chủ ruộng đất và tự vạch kế hoạch làm ăn... tính tích cực sản xuất của người nông dân nâng cao rõ rệt. Chỉ trong thời gian ngắn, đời sống đa số nông dân đã được cải thiện rõ rệt. Nhưng từ năm 1984 khi Trung Quốc bắt đầu mở rộng cải cách ra thành phố thì hầu như trong suốt 14 năm sau đó (đến năm 1998) "người ta" đã quên nông dân" - chữ dùng của một nhà nghiên cứu của Trung Quốc. Phải qua nhiều cuộc đấu tranh của nông dân (do mất ruộng đất, không kiếm đựoc việc làm...), của các nhà nghiên cứu, của một số người lãnh đạo Trung Quốc có tâm huyết v.v.. Mãi đến đầu thế kỷ 21, vấn đề nông dân mới được coi trọng và mấy năm gần đây đã và đang có những chính sách cụ thể nhằm giải quyết vấn đề "tam nông" (nông nghịêp, nông thôn, nông dân). Để nói rõ thêm một tồn tại lớn nữa, người viết muốn nêu thêm một vấn đề: nông dân vào thành phố làm thuê. Trung Quốc hiện nay có từ 120 triệu đến 200 triệu nông dân vào thành phố làm thuê. Đây là một vấn đề rất lớn. Nông dân, nông nghiệp Trung Quốc là nơi đóng góp nhiều nhất cho sự nghiệp công nghiệp hoá của Trung Quốc trong giai đoạn đầu, những khoản nợ Liên Xô trong thời kỳ đầu xây dựng nước (hơn 150 công trình) và những công trình công nghiệp nặng nhập khẩu thời kỳ giữa những năm 70 với một số nước tư bản (nhà máy gang thép Bảo Sơn, Khu công nghiệp hoá chất Đông Bắc v.v..) đều được trả chủ yếu bằng nông sản, nhưng người nông dân hầu như không đựoc hưởng lợi từ đó mà còn bị thiệt thòi do chênh lệch giá cánh kéo (giá nông sản phẩm một thời gian dài thấp hơn giá thị trường nhiều lần...) Theo tiêu chuẩn của Trung Quốc: tiêu chuẩn nghèo tuyệt đối của một nông dân là thu nhập dưói 785 NDT/năm, thì năm 2007 còn có 14,79 triệu người (giảm 6,69 triệu người so với năm trước); còn nếu theo tiêu chuẩn thu nhập thấp 786-1067NDT/ năm thì có 28,41 triệu người. Tuy nhiên báo cáo của Ngân hàng châu Á mùa hè năm 2007 cho biết có 300 triệu ngưòi Trung Quốc (chủ yếu là nông dân) có thu nhập dưới 1 USD/ngày. Thu nhập của nông dân nói chung thấp đến nỗi người ta đã tính ra một học sinh nông dân học xong bốn năm đại học thì người cha phải nhịn ăn nhịn mặc 20 năm mới đủ tiền trả học phí. Đã có câu nói "học phí bức tử gia trưởng làm chết học sinh". Một nông dân vào thành phố làm thuê có vợ bị bệnh nặng chữa chạy không khỏi, đã phải ký một hợp đồng với bệnh viện cam kết trả nợ trong 3 đời - 106 năm (mỗi năm 5000NDT)!Chênh lệnh giàu nghèo ở Trung Quốc. Ảnh: Economists. |
Xã hội Trung Quốc hiện nay ngoài các giai cấp đã có,đã xuất hiện những tầng lớp mới như: nhóm người có thế mạnh (gồm những người nắm quyền lực trong tay, người giàu..) - nhóm người dễ bị tổn thương (nguời nghèo, người già không nơi nương tựa, người thất nghiệp...) Trong nhóm người có thế mạnh ngoài "Thái tử đảng" cần chú ý tới sự xuất hiện của "tầng lớp mới" - nhóm người giàu bột phát trong nền kinh tế thị trường, xuất hiện trong xã hội Trung Quốc từ năm 2000, nhưng mãi đến năm 2002, mới được chính thức đề cập tới trong báo cáo chính trị tại ĐH 16 của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Họ có nguyện vọng mãnh liệt tham dự vào công việc chính trị và trong tương lai sẽ có ngày càng nhiều những người trong tầng lớp mới có quyền phát ngôn về công việc của quốc gia (trong hội nghị Chính Hiệp họp tháng 3 năm 2008 xuất hiện họ tên của hơn 100 ông/bà chủ xí nghiệp tư doanh và người làm nghề tự do và một đại biểu ĐH17 là tỷ phú).
Vấn đề tham nhũng, hủ bại
Từ những số liệu về chênh lệch thu nhập giữa người dân và cán bộ các cấp có thể hình dung được nạn tham nhũng hối lộ ở Trung Quốc đã đến mức như thế nào. Trong bức thư gửi sau khi thôi giữ chức Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra kỷ luật của đảng, Ngô Quan Chính đã thừa nhận việc kiểm kê tài sản của cán bộ khi làm thí điểm ở Thượng Hải, Quảng Đông đều không dám công khai vì bọn họ rất giàu, nếu công bố sẽ bị quần chúng truy kích v.v.. Ngoài ra theo thống kê chưa đầy đủ từ năm 2003-2006 mỗi năm các cơ quan đảng chính dùng tiền công chi cho việc ăn chơi, giải trí dao động từ 300tỷ NDT-350tỷ NDT, mỗi năm thay mới và tăng thêm khoảng 500.000-650000 ôtô du lịch, tốn khoảng 200 tỷ NDT; tại một số sân Golf chi phí công chiếm tới 75%-90% v.v.. Trung Quốc coi hủ bại là nguy cơ ảnh hưởng đến sự tồn vong của đảng và chế độ, đã tích cực đề ra nhiều biện pháp nghiêm khắc để ngăn chặn. Trong 5 năm qua (2003-2007) đã xử lý 35 cán bộ cấp tỉnh, bộ (trong đó UV Bộ Chính trị Trần Lương Vũ) và 930 cán bộ cấp vụ, cục về tội này (trước đó đã từng cho cha con UV Bộ Chính trị Trần Hy Đồng vào tù và xử bắn Phó Chủ tịch UBTV Quốc hội Thành Khắc Kiệt vì các tội danh tương tự) nhưng xem ra tình hình vẫn không sáng sủa hơn mà có xu thế mỗi ngày một tăng (những năm 80 chỉ có 2 cán bộ cấp tỉnh, bộ, những năm 90 con số này là 15 và từ 2000-2007 là hơn 70 người bị xử lý) Tâm lý chống đối Tâm lý bất mãn, bức xúc, chống đối trước những nghịch cảnh, trước những bất công của xã hội hoặc sự quản lý kém hiệu lực của chính quyền, sự tham nhũng của những người nắm quyền đã bắt đầu công khai bộc lộ và có xu thế ngày càng mạnh lên. Ngoài sự đấu tranh phe phái không bao giờ hết trong đảng ra, trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc đã xuất hiện tầng lớp đảng viên chống lại đường lối cơ bản của đảng, đòi đẩy mạnh cải cách chính trị, đòi xây dựng cái gọi là "chủ nghĩa xã hội dân chủ" như mấy nước Bắc Âu... Trào lưu này bắt nguồn từ Hồ Diệu Bang và đặc biệt là Triệu Tử Dương, những người lãnh đạo cao nhất, công khai khởi xướng, không những không lụi tàn sau khi bị đàn áp mà còn có xu thế phát triển. Trong nhân dân, tình hình cũng tương tự. Ngoài những biểu tình, chống đối vì nguyên nhân kinh tế ra, những phản kháng chính trị (thư công khai, lên trên kêu oan, tố cáo v.v..) đã bắt đầu có những hoạt động có tính tổ chức (tuy lực lượng chống đối này còn nhỏ yếu, nhưng là hiện tượng mới xuất hiện) Ngày 24 tháng 7 năm 2009, mấy vạn công nhân viên Công ty Gang thép Thông Hoá thuộc Tập đoàn Gang thép Thông Hoá Cát Lâm, doanh nghiệp quốc hữu do tỉnh quản lý do bất mãn trước việc doanh nghiệp tổ chức lại đã tụ tập khiếu nại, không chỉ làm cho nhà máy gang thép lớn có sản lượng 7 triệu tấn/năm này một dạo phải ngừng sản xuất mà còn bắt Trần Quốc Quân, ông chủ được Tập đoàn dân doanh Kiến Long tỉnh Hà Bắc do tăng cổ phần đầu tư mà đến nhà máy định nắm đại quyền, làm con tin, rồi đánh chết tại chỗ. Đây không phải là sự kiện có tính quần chúng bình thường. Ngày 25, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo được sự ủy nhiệm của Bộ Chính trị TW Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phải tới tỉnh Cát Lâm thân tự chỉ đạo xử lý việc này. Tâm lý chống đối còn ở những người chạy ra nước ngoài. Những lực lượng chống đối này hiện nay chưa có sự móc nối với nhau rõ rệt, nhưng khi tình thế có sự thay đổi đột biến, họ rất có thể dễ dàng kết hợp trong ngoài nước, trong đảng và ngoài đảng trở thành lực lượng không thể xem thường.Sức ép quốc tế
Nhìn chung thế giới khâm phục, kinh ngạc trước những thành tựu mà nhân dân Trung Quốc đã đạt được, nhưng đi kèm theo đó là nỗi lo ngại sự "lớn mạnh" của Trung Quốc. Luận điểm "mối đe doạ Trung Quốc" không phải vô cớ được tung ra. Dù Trung Quốc đã từng sửa khẩu hiệu chiến lược của mình từ "Trung Quốc trỗi dậy" thành "Trung Quốc trỗi dậy hoà bình", "phát triển hòa bình", v.v.. nhưng phần đông các nước láng giềng và trong khu vực đều giữ thái độ cảnh giác, thận trọng trong cư xử với Trung Quốc. Có người Trung Quốc đã cay đắng và cả hằn học nữa thốt lên: "dưới cái mũ lớn "thuyết Trung Quốc đe dọa" còn có nhiều thuyết "đe dọa nhỏ" nữa, nào là mối đe dọa của tỷ suất thấp của đồng NDT, mối đe doạ của an toàn thực phẩm Trung Quốc, mối đe doạ của việc môi trường Trung quốc xấu đi, mối đe doạ do nhu cầu năng lượng của Trung Quốc tăng nhanh, mối đe dọa do Trung Quốc tăng ngân sách quốc phòng v.v. Trung Quốc ừa có chút khí thế trỗi dậy đã bị các cường quốc thế giới kéo nhau lại "tấn công". Trong kỳ họp Quốc hội tháng 3/2008, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc nói: "Áp lực bên ngoài mà nền kinh tế nước ta phải đối mặt rõ ràng lớn hơn các năm trước." Xin nói thêm: quan hệ Trung - Mỹ đã qua thời kỳ trăng mật. Quan hệ Trung - Nhật đã qua giai đoạn đầu tốt đẹp. Quan hệ Trung - Nga là quan hệ của hai đối thủ đã từng biết nhau khá rõ. Trung Quốc không có được đồng minh và láng giềng tốt theo đúng nghĩa. Mặc dù Trung Quốc đã sửa tên gọi chiến lược phát triển của mình từ "Trung Quốc trỗi dậy" thành "trỗi dậy hòa bình" rồi xóa bỏ chữ "trỗi dậy" để chỉ còn là "phát triển hòa bình". Mặc dù Trung Quốc đề ra phương châm với các nước xung quanh là "Láng giềng là hàng đầu", và "làm bạn với láng giềng, hòa thuận với láng giềng, làm yên lòng láng giềng, giầu có cùng láng giềng". Mặc dù Trung Quốc mấy năm gần đây đã tuyên bố "chủ quyền thuộc ta, gác tranh chấp, cùng khai thác, cùng hưởng lợi" trong quan hệ với các nước ở Biển Đông, nhưng người ta vẫn không hoàn toàn yên tâm, vừa quan hệ vừa cảnh giác. Bởi vì ai dám đoan chắc năm, ba năm tới (hay lâu hơn chút nữa), Trung Quốc sẽ làm gì? Ở đâu? Với ai? Mức độ thế nào? Qui mô đến đâu?... ---- Viết về một số tồn tại lớn của Trung Quốc, không hề nhằm mục đích "bới lông tìm vết", hay "nói xấu" người bạn lớn phương Bắc của chúng ta, mà chỉ muốn qua đó giới thiệu với những người có trách nhiệm của đất nước (cả đương nghiệm và người sẽ thay thế) ở Trung ương cũng như địa phương, tại các ngành cũng như các vùng, dù quyền cao chức trọng hay chỉ là những "thơ lại" thời đại mới, hy vọng họ nghiêm chỉnh rút ra được từ tình hình thực tế của Trung Quốc, những bài học bổ ích cho những suy tính, những quyết sách lớn nhỏ.... Biết nghiêm túc học tập những kinh nghiệm chưa thành công của người đi trước, chúng ta sẽ bớt phải trả giá (có khi là rất lớn và lâu dài.) Nhưng nếu không thấy hoặc cố tình không thấy "vết xe của người đi trước", thì cái giá phải trả không chỉ là của một số cá nhân mà sẽ là những người lao động chân chính, là đông đảo nhân dân, là cả dân tộc và những thế hệ tiếp theo. ---- Tài liệu tham khảo chính: - Báo cáo chính trị tại Đại hội 17 Đảng Cộng sản Trung Quốc (bản tiếng Trung lấy trên mạng của Tân Hoa xã) - Báo cáo công tác của Chính phủ Trung Quốc tại kỳ họp Quốc hội tháng 3 năm 2008 (bản tiếng Trung lấy trên mạng của Tân Hoa xã) - Thư công khai của Uông Triệu Vận, thường vụ Chính Hiệp tỉnh An huy Trung Quốc gửi Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo (bức thứ nhất và thứ hai) - Một số bài báo của Trung Quốc đăng trên mạng từ ĐH 17 tới tháng 3 năm 2008,- Một số bài viết chưa công bố của tác giả về vấn đề có liên quan.
Coi Chừng Lời Ông Dũng Vi Anh Ông Nguyễn tấn Dũng, Thủ Tướng Việt Nam Cộng sản, mới vừa nhắc nhở báo chí phải nhanh nhạy, sắc bén hơn nữa. Ông ta nói điều này trong cuộc gặp đầu năm với báo chí tại Hà Nội - chớ không phải đọc. Ôngnói không theo bài phát biểu soạn sẵn, mà ứng khẩu có vẻ tâm tình với các nhà báo. Rất đáng nghi ngờ, phải coi chừng. Nếu không, tin thì mắc, nghe sẽ lầm. Một, khó mà nghĩ Ông Dũng là người "ngồi đồng" do 15 thầy pháp ở Bộ Chánh trị muốn Đông bình Tây định, Bắc ổn Nam an trước Đại Hội Đảng thứ 11 nên kêu mưa hú gió, triệu hồi âm binh. Họ bắt ấn điều khiển Ông Dũng lên đồng khiến Ông Dũng quá say đồng, quá nhập vai nên thần khẩu hại xác phàm. Vì, như mọi người biết dù là một ủy viên Bộ Chánh trị hay Ban Bí Thư Trung Ương hay Trung ương ủy viên Đảng khi công bố một cái gì mới cũng phải cúc cung tận tụy theo đúng từng chữ, từng lời nghị quyết của Bộ Chánh Trị và Ban Bí Thư. Nghị quyết của Bộ và Ban này cân từng chữ, phân từng lời bằng cân tiểu ly khi làm. Trước khi đem ra thi hành các cấp đảng viên phải "học tập, thu hoạch", chớ không phải ai muốn nói gì nghĩ gì thì nghĩ hay nói khơi khơi được. Chuyện Ông Dũng làm bộ phớt tỉnh bài diễn văn, độc lập tự khởi, tự nhiên tự tại nói "báo chí cần chủ động thông tin bảo vệ chủ quyền", phải nhanh nhạy, sắc bén hơn nữa trong thông tin về việc bảo vệ chủ quyền đất nước, là một thay đổi 180 độ. Hoàn toàn trái ngược với đường lối kiểm duyệt báo chí cố hữu và "xuyên suốt" của Đảng CS. Một đề tài lâu nay CS cấm kỵ, ai đụng tới Anh Cả Đỏ xâm thực giang sơn gấm vóc VN thì bị trừng phạt không nương tay không lý do gì thay đổi đen thành trắng nhanh như chớp vậy. Hai, đây có thể là mưu sâu kế độc Trăm Hoa Đua Nở, Trăm Nhà Khai Phóng của Mao trạch Đông. Giả bộ kêu gọi mọi người góp ý, nói lên để kiểm soát tâm can của "đảng viên, cán bộ và quần chúng nhân dân". Để rồi sau đó hốt ổ những người bất mãn, bất đồng chánh kiến và chống đối chế độ. Ông Dũng là thủ tướng chánh phủ cơ quan trực tiếp thi hành. Giữa thời Tàu Cộng khống chế Đảng CSVN, một đại sứ quèn là Đại sứ CS Bắc Kinh ở Hà nội mà còn cao ngạo như Thái Thú đã lớn lối dạy cho CS Hà nội một bài học "họp tác thì phát triễn, chống đối thì chết". Trước nguy cơ mất nước, Giữa lúc CS Hà nội không nương tay diệt, những nhà báo trong luồng liều mình uốn mình qua ngỏ hẹp "viếât lách", những bloggers ngoài luồng, những nhà dân chủ liều mình nói lên nguyện vọng cứu nguy quốc gia dân tộc, những ai đụng tới TC là CS Hà nội diệt không nương tay. Nên rất có lý để đặt một dấu chấm hỏi thật lớn sau lời Ông Dũng. Ba, không có gì phải lo cho đa số nhà báo ở hải ngoại gốc gác tỵ nạn CS có kinh nghiệm với CS ắt hẳn không tin lời Ông Dũng. Vì những gì CS nói thường xuyên khác với những gì CS làm. Điều đó đã trở thành lý tính thành văn rồi mà TT Nguyễn văn Thiệu là người đã chấp bút thành câu "Đừng nghe những gì CS nói mà hãy nhìn những gì CS làm". Nhưng hơi lo cho anh chị em cầm viết trẻ, sanh sau chiến tranh, ăn học ở Mỹ, đa số sách sử về VN ở Mỹ bị ảnh hưởng phản chiến nhiều. Và do môi trường xã hội tự do sống ở Mỹ quá tự do nên dễ có nếp suy nghĩ tưởng đâu tự do đương nhiên có. Nhưng cũng chả sao, còn có độc giả tỵ nạn CS vừa là đối tượng vừa là chủ thể của báo chí tiếng Việt hải ngoại, sẽ đóng vai trò giám sát và cân bằng trong cộng đồng VN hải ngoại. Ô. Dũng quyền uy trong chế độ CS nhưng chẳng là "cái thá" gì ở VN hải ngoại. Báo chí tiếng Việt ở VN hải ngoại đã mạnh dạn chốâng TC đã xâm lăng lẫn VC đã nhu nhược cúi đầu cho TC hoành hành và hèn hạ đi trấn áp người dân Việt yêu nước chống TC. Còn anh chị em nhà báo trong nước đang đau quê cha đất tổ bị xâm lấn, nhục cái nhục dòng giống Lạc Hồng bị Hán tộc khinh khi ngay trên quê mẹ của mình. Anh chị em đó lâu nay vì lương tâm Con Người, lương tâm Việt Nam và lương tâm chức nghiệp dù sống trong kềm kẹp vật chất và tinh thần của Đảng Nhà Nước CS Hà nội, lâu nay đã tương kế tự kế, uốn mình qua ngỏ hẹp, đánh dộng lương tâm người dân về chủ quyền quốc gia dân tộc. Với tình yêu Tổ Quốc đang sôi sục như vậy dễ bị lợi dụng bởi lời Ông Dũng thành trăm hoa đua nở, khiến CS có "chứng lý thật thà khai báo" để hốt trọn ổ. Bốn, tuy còn sớm nhưng có nhiều dấu chỉ đáng mừng. Những người Việt yêu nước, những nhà báo yêu nước ở trong nước không bị lọt kế của Đảng CSVN nói chung và ÔngDũng nói riêng. Nên qua phóng sự có âm chứng của phóng viên Nam Nguyên của Đài Á Châu Tự do phát ngày 24-2-10, người ta thấy nhà báo trong nước không tin Ông Dũng.Tiêu biểu như Phó Tổng Biên Tập Nguyễn Trung Dân của Báo Du Lịch là người bị rút thẻ nhà báo, đình chỉ công tác, mấy chục biên tập viên, phóng viên và nhân viên tòa soạn mất việc làm, chỉ vì báo này đã đăng hai bài báo liên quan đến việc Tàu xâm lấn VN. Trong đó có bài 'Tản mạn đảo xa' của phóng viên Trung Bảo, "nói lên tâm tình của người viết, đề cao lòng yêu nước của thanh niên sinh viên TP.HCM trong cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc lấn chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam". Nhà báo chuyên nghiệp này nói, "không nhất thiết phải chờ ông Thủ Tướng bật đèn xanh rồi mới nói". Nguyễn Quốc Thái nguyên trợ lý Phó tổng biên tập báo Du Lịch, ông nói: "Báo Du Lịch chúng tôi làm lúc đó là hành động theo sự thúc bách của trái tim và lương tâm của mình.” Năm và sau cùng quan trọng nhứt, hành động chánh trị không bao giờ là chuyện bốc đồng, tùy hứng. Hỏi làm sao tin được lời Oâng Dũng nhắc nhở báo chí chủ động trong thông tin về chủ quyền đất nước khi việc cấm báo chí nói về TC xâm lấn là qui nguyên tắc, buộc báo chí đi "lề phải" là qui luật hằng cữu của toàn Đảng CS. Đừng nói Ông Dũng đứng hàng thứ ba trong Bộ Chánh trị, ngay Ô. Mạnh đứng hàng đầu cũng không có quyền thay đổi qui luật nhanh và nhiều như vậy. Vậy thì lời Oâng Dũng chỉ có thể coi , một là lời nói bốc đồng, hứng ẩu như lời của Ông Nguyễn minh Triết đi Cuba coi CS Hà nội và Cuba hai con tép riu mà tưởng mình như cái rún của vũ trụ khi tuyên bố Cuba thức thì VN ngủ, VN ngủ thì Cuba thức để canh giữ hòa bình thế giới. Lý luận này ít căn cơ hơn cái thứ hai. Đây là mưu sâu kế độc Trăm Hoa Đua Nở của Mao Trạch Đông mà tình báo TC đã gà bài Ô Dũng để hốt trọn ổ những người Việt yêu nước chống TC. |
VI ANH |
No comments:
Post a Comment