Tuesday, March 16, 2010

Chuyến đi thăm bà con dân oan đang tranh đấu tại tỉnh Nghệ An

Chuyến đi thăm bà con dân oan đang tranh đấu tại tỉnh Nghệ An

Cha ông ta đã đánh đổi bao công sức làm cách mạng để hy vọng đất nước Việt Nam thân yêu có “độc lập-tự do-hạnh phúc”. Đất nước Việt Nam được tiếng là đã giành độc lập, nhưng biết bao năm qua, ấm no hạnh phúc ở đâu tôi không thấy, ngoài những lời rao giảng tuyên truyền ra rả đêm ngày trên ti vi của nhà cầm quyền cộng sản.

Kể từ khi tôi tìm hiểu về thông tin trên các trang mạng, tôi thấy nỗi thống khổ của nhân dân Việt Nam càng chất chồng nhiều hơn trước. Những người dân oan mất nhà, mất đât, bị đánh đập dã man tàn bạo, những cơ sở giáo hội bị công an, chính quyền CSVN đàn áp khống chế... Chẳng phải những cuộc cách mạng của nhân dân Việt Nam là để dành “độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc” hay sao? Những điều đó nay ở đâu mà người dân phải chịu khổ ải đày đọa bất công đến như vậy ??? Tôi thật sự đau xót cho dân tộc Việt Nam mình còn quằn quại dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN. Vừa qua, tôi đã được xem một số bài viết của chị Hồ Thị Bích Khương về một số bà con tại tỉnh Nghệ An. Nội dung những bài viết này nói về những bức xúc, phẫn nộ của bà con trong các huyện thuộc tỉnh Nghệ An, liên quan tới những vụ việc oan sai chưa được giải quyết, có 350 người dân trong tỉnh này cùng muốn nói lên tiếng nói oan ức của mình đối với công luận. Tôi thật thán phục tinh thần đoàn kết và lòng ngay thẳng của những người dân Nghệ An anh dũng can đảm, dám đứng lên cất cao tiếng nói thẳng vào mặt nhà cầm quyền độc tài CSVN đang cai trị toàn bộ xã hội. Tôi tự nhủ mình sẽ cố gắng thu xếp tới tận nơi để thăm một vài người cho tường tận sự việc, để an ủi bà con dân oan tại đó trong hoàn cảnh hiện tại của họ, và sau nữa là có cơ hội chia sẽ với các bác các chú các cô về tình yêu của Chúa.

Chiều ngày 2 Tết Canh Dần mới rồi, tôi cùng con trai 14 tuổi, tranh thủ bắt xe ô tô khách để vào nhà chị Hồ Thị Bích Khương tại xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Mục đích của chuyến đi này là qua chị Bích Khương, tôi sẽ đến thăm hỏi động viên những người dân oan thống khổ.

Đến huyện Tân Kỳ - Nghệ An.

Sáng 16-2-2010 (3 Tết Canh Dần), tôi và chị Khương dùng chiếc xe máy của chị vượt một quãng đường 60km trong trời mưa rét để tới thị trấn huyện Tân Kỳ. Dù quãng đường không xa, nhưng vì trời mưa quá lớn nên chúng tôi phải chạy hết 2 giờ đồng hồ mới tới thị trấn Tân Kỳ đó. Người đầu tiên tôi đến thăm gặp là thầy giáo Sáng, hiện là giáo viên dạy cấp 2 phổ thông. Người đã từng bỏ công sức hy sinh cho những người dân thấp cổ bé miệng tại quê hương mình để đi đòi công lý. Trời mưa và gió suốt quãng đường, cộng thêm giá rét của miền bắc Trung Bộ, lại đi bằng xe máy, nên tôi và chị Khương bị bùn đất phủ kín gần đến đầu. Cởi bỏ áo mưa thì quần áo chúng tôi cũng bị ướt hết. Và trong giá lạnh, tôi cảm thấy ấm lòng vì thái độ hiếu khách của gia đình người thầy giáo nghèo nhưng rất giàu lòng nhân ái. Thầy Sáng ra tận bến xe ô tô Tân Kỳ để đón chúng tôi và nhiệt tình dẫn về nhà thầy nghỉ ngơi. Thấy chúng tôi bị rét lạnh thầy đốt than cho chúng tôi sưởi ấm. Trong bữa cơm thân mật cùng vợ chồng thầy cô Sáng, chúng tôi được thầy cô say sưa kể lại những sự việc bất công đã xảy ra với gia đình mình cùng với những người dân trong vùng ra sao. Vợ thầy Sáng, một giáo viên đã về hưu nói với chúng tôi: “Nếu chồng tôi không tham gia khiếu kiện và giúp nhân dân thì cuộc sống của gia đình tôi đã khá hơn hiện nay rất nhiều, nhưng vì chồng tôi vốn tính thương người, ngay thẳng không muốn chấp nhận những bất công nên không những chỉ kiện cho riêng mình mà anh ấy còn hay giúp đỡ nhiều người khác cùng kiện tụng. Vì chi phí đi lại quá tốn kém, tiền lương của anh cho đến nay được 7 triệu mỗi tháng, cả lương tôi là gần chục triệu đồng, nhưng cũng chẳng sắm sửa được gì, vì phải chi cho việc đi lại khiếu kiện, phần thì thuốc men cho tôi hay đau ôm, phần thì thuê người làm. Tôi và các con cũng nhiều lần ngăn cản vì thấy quá tốn công sức mà chẳng được gì, vì bây giờ chẳng có công bằng đâu, nếu có thì họ đã giải quyết cho mình rồi, nhưng chồng tôi không nghe. Bây giờ thấy anh thật lòng nhiệt huyết với những mong muốn sự công bằng trong xã hội và giúp đỡ người khác nên tôi cũng vui lòng ủng hộ anh thôi ”.

Bữa cơm kéo dài thời gian bởi chyện đời sống xã hội dưới chế độ độc tài CSVN vô cùng bất công không sao kể xiết. Sau khi ăn cơm xong, vợ chồng thầy Sáng đưa chúng tôi tới thăm một vài gia đình khác, cũng vẫn những câu chuyện về tình hình bất công vô trách nhiệm của những người lãnh đạo chính quyền CSVN, từ địa phương đến tối cao trung ương đối với nhân dân. Chúng tôi tới nhà ông Thành nguyên cán bộ VKSND, tiếp đến vợ chồng ông Khánh, một cặp vợ chồng đã trải qua nhiều nỗi oan ức trong chế độ đảng trị này - bởi bàn tay của những lãnh đạo cộng sản và tay chân của chúng. Ông bà Khánh đã bị họ cướp đất để bán cho người khác sau đó chúng còn cho người đánh ông Khánh suýt chết. Thật là bè lũ CSVN mặt người dạ thú khoác áo nhân từ bịp lừa dư luận quá điêu luyện và chuyên nghiệp.

Qua cuộc nói chuyện với ông Khánh, tôi thực sự xúc động trước tinh thần tranh đấu mạnh mẽ của bản thân ông cũng như ý thức tập hợp lực lượng tranh đấu tại quê hương mình. Cũng tại đây những người dân các huyện khác như Anh Sơn, Nghĩa Đàn, những người dân đã tập hợp được một số nhân vật đấu tranh có nhiệt huyết trong tỉnh. Họ đã từng ra tận trung ương đảng cộng sản ở ngoài Hà Nội để tranh đấu biểu tình và tiếp tục các bước tiếp theo. Biết bao nhiêu người đã bị tù đày trong nhà tù cộng sản bạo tàn, nhưng tinh thần của họ vẫn khẳng khái. Một điều đáng buồn ở xứ sở quá xa xôi này đó là trình độ dân trí còn thấp nên mọi thông tin bị hạn chế, từ đó nhà cầm quyền cộng sản tha hồ đàn áp ân chúng.

Nhiều người trong huyện lân cận gọi điện mời chúng tôi đến thắm để tìm hiểu thủ tục khiếu kiện ra tòa án Quốc Tế của Liên Hiệp Quốc về những vi phạm nhân quyền của chế độ cộng sản Việt Nam. Bà con liên tục đề nghị chị Khương và tôi lên tiếng cho cảnh ngộ khốn khổ của họ. Trong cuộc thăm viếng này có một số người dân tham gia tranh đấu đã cùng nhau bàn bạc tập trung một lực lượng đối kháng tại tỉnh nhà cương quyết tranh đấu đến cùng đòi lại công bằng xã bội , đòi quyền tự quyết cho nhân dân Việt Nam.

Tôi chỉ đơn thuần là một mục sư Tin Lành lo hầu việc Chúa và rao Tin Lành. Thành thật mà nói tôi rất muốn làm một điều gì đó để giúp đỡ họ thế nhưng khả năng rất giới hạn. Tôi chỉ biết tiếp tục cầu nguyện cho họ, để họ có cơ hội nhận biết Chúa và tìm thấy Chân Lý ở giữa cuộc đời bất công tăm tối này.

Tôi nhớ một đoạn Kinh Thánh trong sách (Giê-rê-mi 4: 7-11) “Đáng chúc phước thay là kẻ nhờ cậy Đức Giê-hô-va và lấy Đức Giê-hô-va làm sự trông cậy mình. Nó cũng như cây trồng gần bờ suối, đâm rễ theo dòng nước chảy; ngộ khi trời nắng, chẳng hề sợ hãi, mà lá cứ xanh tươi. Gặp năm hạn hán cũng chẳng lo gì, mà cứ ra trái không dứt.

Lòng người ta là dối trá hơn mọi vật và rất là xấu xa: Ai có thể biết được? Ta, Đức Giê-hô-va dò xét trong trí thử nghiệm trong lòng, báo cho mỗi người tùy theo kết quả của việc họ làm.

Kẻ nào được giàu có chẳng theo sự công bình, cũng như chim đa-đa ấp trứng mà mình chẳng đẻ ra; đến nửa đời người, nó phải mất hết, cuối cùng nó thành ra là ngu dại ư?”.

Giá như dân tộc Việt Nam nhận biết Đức Chúa Trời và nương cậy nơi Ngài thì dân tộc Việt Nam hôm nay chắc không phải chịu những bất công như vậy! Những người dân Việt Nam đã và đang bị Đảng Cộng Sản lừa dối dẫn đi theo chủ nghĩa vô thần hư không. Do tin vào quan niệm vật chất tạo nên ý thức, họ tìm mọi cách để chiếm cho mình thật nhiều của cải ngay trên xương máu của nhân dân để rồi xây dựng trong lòng họ một ý thức vô cảm trước đau khổ của nhân dân. Những nhà lãnh đạo Cộng Sản độc tài Việt Nam không biết rằng những gì mà họ đã và đang làm sẽ giết chết họ ngay từ trong gia đình của họ, ngay trong Đảng của họ!

Thượng đế không chịu khi dễ đâu! Ngài để cho họ tự mình sa vào chỗ diệt vong. Bởi những hành động bất nhân phi nghĩa lừa dối của họ nhất định sẽ bị Thượng Đế ra tay trừng phạt. Nhưng Tổ Quốc Việt Nam thân yêu này vẫn mãi là của nhân dân Việt Nam, điều đó đến sớm hay muộn còn tùy thuộc vào sự đoàn kết của nhân dân Việt Nam chúng ta!

Chúng tôi ra về mà lòng lắng đọng những miên man suy nghĩ; chẳng biết bao giờ hình ảnh của những người dân nghèo Việt Nam đang thất thanh kêu cứu trước sự vô cảm của những người lãnh đạo vô thần, độc tài gian ác mới có thể chấm dứt trên mảnh đất thân yêu mà chính họ đã phải hy sinh bao công sức để xây dựng nên?

Ngày 17-1-2010 một cuộc hội ngộ gồm các nhân vật tranh đấu tiêu biểu của dân oan của mấy huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên, Taan Kỳ diễn ra tại gia đình chị Hồ Thị Bích Khương

Tôi đã cảm thấy có thêm niềm tin hy vọng, Tôi nguyện cầu xin Thiên Chúa ban cho họ sức mạnh tinh thần để tiếp tục vượt lên trên hoàn cảnh để tiếp tục sống xứng đáng với địa vị một công dân Việt Nam yêu tự do dân chủ và công bằng.

Ngày mai ngayg 16-3-2010 công an phường Đội Cung, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An mời tôi đến làm việc về vụ thu giữ xe máy ngày 23-2-2010 tôi đến trước và nay ghi lại chuyến thăm dân oan đầu năm dấu ấn kỷ niệm về mảnh đất có truyền thống đấu tranh anh dũng này

Nghệ An ngày 15/3/2010

Mục sư Nguyễn Trung Tôn ĐT: 0949.214.882

No comments:

Post a Comment