Cộng sản Đấu tố cải cách ruộng đất miền Bắc
http://www.youtube. com/watch? v=CumXvKKOJv0&feature=related
http://www.youtube. com/watch? v=Oncn6Bj_ d30&feature=related
Đợt cải cách ruộng đất đẫm máu trong các năm 1955-1956 do chính quyền cộng sản phát động đã có bao nhiêu nạn nhân ? Câu hỏi nhức nhối này đã được đặt ra từ hơn nửa thế kỷ nay và chỉ có những giả thuyết rất khác nhau từ những chức sắc cộng sản. Có người đưa con số 20.000, có người 50.000, có người nói chỉ có vài ngàn và cũng có người nói số nạn nhân có thể lên đến hơn nửa triệụ Gần đây người ta vừa có được câu trả lời chính xác nhất : 172.008 người, trong đó sau này có 123.266 người (nghĩa là 71,66%) được chính thức xác nhận là oan.
Con số này được ghi trong một tài liệu được biên soạn rất công phu, in ấn rất thẫm mỹ nhưng có lẽ ít ai đọc : Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000, do Viện Kinh Tế Việt Nam xuất bản. Có lẽ vì rất ít người đọc nên con số rất quan trọng này chưa được ai nhắc lạị .
Trước hết là một câu hỏi : con số 172.008 này là những người bị giết hay là những người bị đem xét xử ? Tài liệu không nói rõ, nhưng giả thuyết đúng nhất vẫn là những người bị giết vì ít nhất ba lý do :
1. Tài liệu nói rằng đợt cải cách được thực hiện tại 3.563 xã với mười triệu dân và tỷ lệ được qui định trước là 5,68% (trang 85, tập II), một con số tùy tiện nhưng lại có dáng dấp như kết quả của một tính toán rất chính xác. Tỷ lệ này được các cai đội cải cách ruộng đất thi hành một cách máy móc, vì tài liệu nói các xã cố "truy bức để đôn tỷ lệ địa chủ lên 5% như một qui định bắt buộc" (trang 86, Tập II). Nếu như vậy, tổng số người bị xét xử phải trên 500.000 người chứ không phải 172.008 người .
2. Không có, hay chỉ có rất ít, người bị xử án tù, vì ngay sau năm 1956 đợt cải cách ruộng đất đã bị coi là một sai lầm. Cũng không thấy tài liệu nào nói đến trường hợp những người bị đem xét xử được tra'ng án hay bị xử tử cả. Như vậy, phải hiểu rằng đã có khoảng 586.000 người bị xét xử, trong đó 172.008 người bị giết, những người khác đã bị hành hạ và sau đó được tha trong chính sách sửa sai .
3. Có một mâu thuẫn lớn giữa bản thống kê và báo cáo của bộ chính trị Đảng Cộng Sản Việt Nam tháng 10-1956 về số đảng viên bị xét xử. Theo bảng thống kê thì tổng số nạn nhân "thuộc thành phần kháng chiến" là 586 người (trong đó có 290 người sau đó được coi là oan), trong khi theo báo cáo của bộ chính trị thì tổng số đảng viên bị "xử trí" lên tới 84.000 ngườị Đây là một sai biệt quá lớn. Như vậy phải hiểu rằng nạn nhân của bảng thống kê là những người đã bị giết. Bản báo cáo cũng ghi nhận : "hàng vạn đảng viên có nhiều công lao bị xử oan, phải chịu những nhục hình rất tàn khốc dã man". Như vậy rõ ràng con số 586 người "thuộc thành phần kháng chiến" bị giết chứ không phải bị "xử trí" hay bắt giam, con số 172.008 nạn nhân ghi trong bảng thống kê là những người bị giết.
Về thành phần của con số 172.008 nạn nhân này, bảng thống kê ghi như sau : Địa chủ cường hào gian ác : 26.453 người, trong đó 20.493 người bị oan (77,4%). Địa chủ thường : 82.777 người, trong đó 51.480 người bị oan (62%). Địa chủ kháng chiến : 586 người, trong đó 290 bị oan (49%). Phú nông : 62.192 người, trong đó 51.003 người bị oan (82%). Tổng cộng : 172.008 nạn nhân, trong đó 123.266 người bị oan : 71,66%.
Cũng cần lưu ý rằng đây chỉ là những nạn nhân thuộc thành phần nông dân. Ngoài ra còn có một đợt cải tạo "tư sản mại bản" cũng đẫm máu không kém nhưng số nạn nhân ít hơn vì giới buôn bán chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ.
Đợt cải cách ruộng đất này là một cuộc thảm sát hàng loạt và một tội ác đối với loài người theo công ước quốc tế, vì một trong những tội ác đối với loài người được qui định rõ ràng là hành hạ, ngược đãi hoặc giết một số người vì thành phần xã hội, tín ngưỡng hoặc quan điểm của ho..
Sau tội ác kinh khủng và được chính đảng cộng sản nhìn nhận này, các thủ phạm đã bị xử lý ra sao ?
Trường Chinh từ chức tổng bí thư đảng nhưng vẫn ở lại bộ chính trị, làm chủ tịch quốc hội, sau đó làm chủ tịch nước và tổng bí thư đảng, lúc chết được quốc táng. Lê Văn Lương, mất chức trong bộ chính trị và ban bí thư đảng, nhưng sau đó được vào trở lại bộ chính trị kiêm bí thư thành ủy Hà Nội. Hồ Viết Thắng từ chức khỏi ban chấp hành trung ương đảng. Hoàng Quốc Việt, một cấp lãnh đạo chủ chốt của đợt cải cách ruộng đất, được chuyển qua làm chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc. Tố Hữu, trưởng ban tuyên truyền trung ương và là một cổ động viên điên cuồng cho tội ác này, từng viết những câu thơ ghê rợn như :
"Giết, giết nữa bàn tay không chút nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt thuế mau xong"
tiếp tục được lên chức. Sau này, khi đã về già, Tố Hữu viết trong hồi ký (xuất bản nam 2000) như sau : "Không thể kể hết những cảnh tượng bi thảm mà những người bị qui oan là địa chủ, ác bá phải chịu đựng ở những nơi được phát động", nhưng không nói gì đến những người "không bị qui oan". Các cán bộ lau nhau của các đội cải cách ruộng đất dĩ nhiên không hề gì.
Tập Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000 này dự trù gồm ba tập. Tập I (662 trang) viết về giai đoạn 1945-1954, tập II (1.177 trang) nói về giai đoạn 1955-1975 và tập III, chưa hoàn tất về giai đoạn 1975-2000. Tất cả mọi người Việt Nam muốn thực sự hiểu biết về sự chuyển động của xã hội Việt Nam trong một nửa thế kỷ vừa qua bắt buộc phải đọc tài liệu nàỵ Người ta có thể tìm thấy hầu như tất cả những gì mình muốn tìm hiểu về cả các diễn biến chính trị lẫn những nhân vật lãnh đạo cộng sản Việt Nam trong giai đoạn cải cách ruộng đất. Đúng là một kho tài liệu vô giá.
Các tác giả là những trí thức có tầm cỡ lớn tại Việt Nam hiện naỵ Có những nhận định mà một số đông người không thể chia sẻ (thí dụ như cho rằng những người trách nhiệm trong đợt cải cách ruộng đất đã bị chế tài đích đáng) nhưng trong các sự kiện họ đã tỏ ra rất trung thực.
http://www.youtube. com/watch? v=5qoPvWUa9_ I&feature=related
Saturday, March 13, 2010
Lưỡi bò đang liếm hết nước Việt Nam
Lưỡi bò đang liếm hết nước Việt Nam
oOo
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment