Thành viên Khối 8406 ở Sài Gòn tiếp tục bị sách nhiễu đàn áp
Bản tin nóng ngày 06-03-2010
.
Cô Nguyễn Thu Trâm, còn gọi là Quỳnh Trâm, là một thanh nữ kinh doanh hàng ăn uống, hiện sinh sống tại thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, ở nhà trọ. Sau khi gia nhập Khối 8406 năm 2007, cô đã viết và tung lên mạng nhiều bài tố cáo nhà cầm quyền lẫn công an địa phương đàn áp dân lành. Vì thế cô lọt vào sổ đen của bọn "xã hội đỏ".Chúng đã nhiều lần phá rối công việc làm ăn của cô, buộc cô đến đồn công an để hăm dọa, cũng như tìm cách gây tai nạn xe cộ để thủ tiêu hoặc làm cô ra tàn phế. (Xin đọc lại những đơn tố cáo của cô trên mạng). May mà cô thoát khỏi. Dù sao, chúng vẫn không ngừng rình rập cô.
Cách đây một tuần, vào ngày 28-02-2010, cô có việc đến nhà em gái tên Nguyễn Nhu Thi cũng ở Bình Dương. Công an liền bám sát. Nhưng vì Nhu Thi có hình dạng tương tự như chị, nên công an chìm lại theo dõi cô này lúc cô ra khỏi nhà sau đó. Khi phát hiện có những kẻ cứ bám đuôi mình, cô Nhu Thi nghĩ đó có thể là những tên cướp đi theo để thừa lúc cô vô ý sẽ cướp giật tư trang tiền bạc. Cô bèn về nhà cất hết tư trang. Nhưng khi ra đường trở lại, cô vẫn thấy những tên ấy đi theo không rời. Cô quyết định lui lại nhà, báo cho người chú và người em của chồng biết. Những tên kia cũng theo về tận nhà cô. Chú và em của chồng cô liền ra gặp họ, hỏi lý do tại sao lại theo cô. Hai bên lời qua tiếng lại với nhau và đi đến gây gổ. Bọn kia liền xưng mình là công an trinh sát thuộc phòng PA-21. Như đã chuẩn bị sẵn, chúng bèn đọc lệnh xét nhà, nhưng không thấy trong nhà có "tài liệu phản động" nào cả. Dù vậy, chúng vẫn quyết tâm trả thù hèn hạ bằng cách đọc lệnh bắt khẩn cấp người chú và người em chồng của cô Nhu Thi, đồng thời niêm phong nhà của cô lại. Quả là một sự ngang ngược chưa từng thấy! Lý do ban đầu chúng đưa ra để bắt hai ông ấy là "chống người thi hành công vụ", nhưng khi bị cả hai phản đối một cách hợp lý khiến không cãi lại được, chúng bèn vu cáo họ tội khác là "làm chính trị chống phá nhà nước". Nay thì cả hai nạn nhân của những "ông trời con" đang bị giam tại đồn công an Phú Mỹ, tỉnh Bình Dương. Gia đình không thể thăm nuôi lẫn thăm gặp!
Phần cô Thu Trâm thì hôm qua (05-03-2010) cô có việc phải ra khỏi nhà nơi cô đang trọ (nhà số 7159, tổ 16, khu 1, đường Thích Quảng Ðức, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương). Lợi dụng chuyện ấy, hôm nay (06-03) vào lúc 12g trưa, nhà cầm quyền địa phương đã đột nhập vào khám xét. Họ gồm có ông Huỳnh Bửu Hiệp cảnh sát khu vực, ông Lê Phú Văn tổ trưởng khu phố 16, và ông Lê Hoàng cảnh sát thị xã. Dù không có mặt sở hữu chủ, những kẻ này vẫn lấy đi của cô Thu Trâm một máy tính xách tay (laptop) và nhiều giấy tờ quan trọng, chỉ để lại một biên bản giao cho chủ nhà trọ, một bà già, nhờ trao lại cho cô. Cô đã trở về sau khi nghe bà chủ trọ điện thoại, để thấy tất cả hậu quả của hành vi mờ ám và tàn hại dân lành của lũ cướp ngày Cộng sản.
Quả thật đồng bào VN ngày càng gánh chịu sự sách nhiễu, cướp bóc, đàn áp của một bọn xã hội đỏ có lối hành xử của xã hội đen và còn tệ hơn cả loại người này nữa. Phải chăng đây là điềm báo và là giọt nước làm tràn ly phẫn nộ của nhân dân Việt Nam??
Xin Ðồng bào trong lẫn ngoài nước tiếp tục theo dõi, lên tiếng và thông tin cho nhau lẫn cho quốc tế. Hôm nay, nữ anh thư Lê Thị Công Nhân ra khỏi nhà tù nhỏ để trở về nhà tù lớn, thì có nhiều công dân khác lại thay cô đi vào nhà tù nhỏ.
Phóng viên FNA Khối 8406 tường trình từ Sài Gòn lúc 17g30 ngày 06-03-2010.
.
LIÊN ÂU ÐẶT ÐIỀU KIỆN NHÂN QUYỀN TRONG ÐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI VỚI VIỆT NAM
Tin Hà Nội - Trong khi đó tại Hà Nội, Ðại diện Thương mại Liên hiệp Châu Âu là ông Karel de Gucht nói Liên hiệp Châu Âu muốn khởi động các cuộc đàm phán chính thức với Việt Nam về một Thỏa thuận Thương mại Tự do càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề được coi là nhạy cảm cần phải được giải quyết trước khi hai bên có thể đạt được một thỏa thuận chính thức, một trong những vấn đề nhạy cảm đó là vấn đề nhân quyền. Ðược biết hiên Liên hiệp Âu Châu là thị trường xuất cảng lớn thứ hai của Việt Nam sau Hoa Kỳ. Năm 2009, Việt Nam xuất cảng hàng hóa với tổng trị giá hàng tỉ Euros.
Theo bản tin của hãng thông tấn Ðức DPA thì việc thông qua thỏa thuận thương mại chính thức sẽ phụ thuộc vào việc Nghị viện Châu Âu kết luận thế nào về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, sau những vụ trấn áp các nhà hoạt động dân chủ gần đây. Hãng này trích lời ông De Gucht nói các cuộc đàm phán về Thỏa thuận Thương mại Tự Do không hoàn toàn phụ thuộc vào việc Liên hiệp Châu Âu đánh giá về thành tích nhân quyền của Việt Nam, tuy nhiên bất cứ hiệp định nào cũng sẽ phải được Nghị viện Châu Âu thông qua, và Nghị viện Châu Âu là cơ quan sẽ duyệt xét những vấn đề như vậy.
Hôm 26 tháng 11 vừa qua, Nghị viện Châu Âu đã thông qua một nghị quyết về nhân quyền Việt Nam, trong đó kêu gọi Hà Nội thả tất cả các nhà hoạt động nhân quyền, các tù nhân lương tâm và chính trị. Các nghị viên Châu Âu cũng yêu cầu Việt Nam thả vô điều kiện nhà tu hành bất đồng chính kiến Thích Quảng Ðộ và tái lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất hiện bị cấm hoạt động tại Việt Nam.
Hôm 26 tháng 11 vừa qua, Nghị viện Châu Âu đã thông qua một nghị quyết về nhân quyền Việt Nam, trong đó kêu gọi Hà Nội thả tất cả các nhà hoạt động nhân quyền, các tù nhân lương tâm và chính trị. Các nghị viên Châu Âu cũng yêu cầu Việt Nam thả vô điều kiện nhà tu hành bất đồng chính kiến Thích Quảng Ðộ và tái lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất hiện bị cấm hoạt động tại Việt Nam.
Ngoài ra, Nghị viện Âu Châu cũng kêu gọi nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam hạn chế vi phạm tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và tự do hội họp. Cơ quan lập pháp của Châu Âu này cũng đề nghị đưa một điều khoản bắt buộc thực hiện và cụ thể về nhân quyền và dân chủ vào tiến trình đàm phán về Hiệp định Ðối tác và Hợp tác mới với Việt Nam. Ngoài vấn đề nhân quyền, vấn đề thuế chống bán phá giá cũng được coi là một vấn đề nhạy cảm. Ông De Gucht nói thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng giày của Việt Nam sẽ tiếp tục được áp đặt bởi các cuộc điều tra cho thấy các công ty của Việt Nam vẫn xuất cảng giày với mức giá thấp hơn giá thị trường.
No comments:
Post a Comment